Hướng dẫn về thiết bị giặt là công nghiệp | tính toán mô hình dịch vụ giặt là công nghiệp

,

Hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng dựng các loại mô hình dịch vụ giặt là công nghiệp, hiện tại nhiều mô hình giặt là công nghiệp đang được mở ra và phát triển tại Việt Nam, nhưng hầu hết khách hàng đề chưa có nhưng kiến thức tổng quan nhất về kỹ thuật thiết bị phục vụ ngành giặt là công nghiệp. 

Bài viết này KingMart - Laundry muốn gửi đến quý khách hàng các khái niệm, nguyên tắc, nguyên lý cở bản để tính toán lựa chọn được thiết bị phục vụ các mô hình kinh doanh phù hợp theo nội dung dưới đây.

Thiet-bi-giat-la-cong-nghiep-kingmart

Thiết bị giặt là công nghiệp cỡ lớn  


Trước tiên chúng ta tìm hiểu về các công thức tính và định nghĩa cơ bản trong ngành giặt là : 

I, Công thức tính

1, Thể tích lồng


Thể tích thể hiện kích thước vật lí của lồng máy. Đây là cách tốt nhất để so sánh công suất định mức của các máy có cùng công suất. Thể tích càng lớn, càng chứa được nhiều quần áo trong lồng. 

Long-giat-may-giat-cong-nghiep-Kingmart

Lồng quay máy giặt công nghiệp


Công thức tính như sau:

Thể tích lồng (tính theo feet khối) = 3.14 * R2 * Độ sâu lồng / 1728

Trong đó: - R: bán kính lồng

Công suất tiêu chuẩn cho máy giặt vắt là từ 5-7 lb/ feet khối. Công suất tiêu chuẩn cho máy sấy là từ 2.5-3.5 lb/ feet khối.

Thể tích lồng sẽ liên quan đến diện tích chứa trong lồng máy giặt. Dưới đây là một số quy đổi thể tích lồng theo đơn vị feet khối, gallon và lit:

1.0 feet khối = 7.48 gallon = 28.27 lit

0.134 feet khối = 1 galon = 3.78 lit

2, Lực G-Force


Lực G-force là một phép đo tương đối dùng để so sánh khả năng vắt của máy giặt (tốc độ quay). Lực G càng cao, lượng nước còn lại trên vải sau khi giặt càng ít, thời gian sấy sẽ ngắn hơn và giúp giảm năng lượng tiêu thụ để làm khô vải. Nói một cách tương đối, với kích thước lồng giống nhau, RPM cao hơn thì lực G-force sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi đường kính lồng lớn hơn thì có thể tốc độ quay sẽ chậm hơn, nhưng lực G sẽ cao hơn so với máy có đường kính lồng nhỏ hơn.

Công thức tính lực G như sau:

Lực G = RPM2 * đường kính (inch) / 70,500

 Kingmart-Luc-Gforce-toc-do-vat

Ví dụ về mối liên hệ giữa lực G - Force và tốc độ vắt 

3, Các thông tin liên quan đến nước


Dưới đây là một số dữ liệu cụ thể về nước:

- Khoảng 50-60% lượng nước được sử dụng trong 1 quy trình giặt thông thường là nước nóng (nếu sử dụng hệ thông nước nóng thông thường)

1 feet khối nước = 62.425 lb = 7.48 galon

1 gallon * 0.1336 = feet khối

1 gallon * 231 = inch khối

1 pound nước * 0.016 = feet khối

1 pound nước * 0.12 = gallon

1 gallon = 8.33 lb tại 62˚F

Nhiệt độ sôi của nước = 212˚F = 100˚C

Nhiệt độ nước đóng băng = 32˚F = 0˚C

˚F = (˚C * 9 / 5) + 32

˚C = (˚F -32) * 5 / 9

4. Duy trì độ ẩm


Độ ẩm còn lại liên quan đến lượng nước được vắt ra ở vải. Trên vải càng còn ít nước, thời gian sấy càng ngắn, do đó sẽ giúp giảm thơi gian sấy, tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, nếu vải bị vắt còn càng ít nước, thì chúng càng dễ bị hỏng. Cần giữ lại một lượng nước nhất định trên vải để tiếp tục tiến hành các chu trình hoàn thiện.

Để tính toán độ ẩm, ta sử dụng công thức sau:

Độ ẩm còn lại (%) = (trọng lượng đồ sau khi vắt – trọng lượng khô) / trọng lượng khô


Luc-gforce-may-giat-cong-nghiep-Kingmart

Biểu đồ đánh giá tỷ lệ độ ẩm của đồ giặt với lực G - Force

5, Độ cứng của nước


Giặt bằng nước cứng sẽ cần nhiều xà phòng hơn so với giặt với nước mềm. Bạn sẽ cần dùng tới chất làm mềm nước nếu lượng hạt/ gallon vượt quá 3.

Định nghĩa về độ cứng của nước:

Số hạt

Gallon

Mô tả

Dưới 1.0 Dưới 17.1

Mềm
1.0 – 3.5 17.2 - 60 Hơi mềm

3.6 – 7.0 61 – 120 Hơi cứng

7.1 – 10.5 121 – 180 Cứng

10.6 trở lên 181 trở lên Rất cứng

6, Điện năng


HP * 0.7457 = kW

w/giờ * 3.413 = BTU

1 kWh = 3,413 BTU = 1 kW * số giờ vận hành

Để tính mức tiêu thụ điện năng gần đúng, sử dụng công thức sau cho mỗi động cơ trong thiết bị giặt là (sau đó cộng tổng kết quả lại):

kW/ ngày = V * I * 1.7321 * PF/1000 * Số giờ vận hành mỗi ngày

Trong đó: V = Hiệu điện thế (Volt)

I = Cường độ dòng điện (Amps)

PF = Hệ số công suất

Theo nguyên tắc thông thường, giả sử các động cơ đang vận hành với dòng điện là không thay đổi, thì hệ số công suất sẽ khoảng 0,8. Thiết bị điều khiển biến tần thường có hệ số công suất là 0,9.

7, Dữ liệu về gas


BTU là lượng nhiệt cần thiết để làm nóng 1 pound nước lên xấp xỉ 1˚F:
 
1 Therm (TH) = 100,000 BTU

1 feet khối = 1,000 BTU (Xấp xỉ)

1 MCF (1,000 feet khối) = 10 Therms (xấp xỉ)

1 feet khối khí Butan = 3,200 BTU

1 gallon dầu nhiên liệu Diesel số 2 = 139,500 BTU (xấp xỉ)

1 gallon dầu nhiên liệu số 6 = 149,000 BTU (xấp xỉ)

1 kW = 3,415 BTU

1 gallon propan = 92,000 BTU

Chi phí gas: Chi phí gas thường được ghi trong giá mỗi đơn vị nhiệt hoặc giá mỗi M hoặc MCF. Trong chi phí điện toán, người sử dụng cuối nên dùng tổng số tiêu thụ thực tế và chia cho số lượng nhiệt được sử dụng để tính ra chi phí cho mỗi đơn vị nhiệt. Mỗi nhà cung cấp gas lại sử dụng một cấu trúc tỉ lệ khác nhau. Chúng bao gồm tỉ lệ khấu hao đường thẳng và tỉ lệ theo khối, trong đó tỉ lệ thay đổi tùy theo số lượng khác nhau. Các khoản chi phí bổ sung như: phí nhu cầu, phí hàng hóa, phí dịch vụ cũng có thể tính là một phần của chi phí gas. Bất kì khoản phí nào mà khách hàng có thể phải chi trả để mua gas, bao gồm thuế bán hành nếu có, cũng nên được tính vào tổng chi phí tiền gas để từ đó tính chi phí thực tế cho mỗi đơn vị nhiệt.

8, Công suất nồi hơi


1 BHP = việc chuyển đổi 34,5 lb nước tại 212˚F mỗi giờ thành hơi tại 0 lb áp kế

1 BHP = 33,500 BTU/ giờ

1 BHP = 34,5 lb/ hơi

1 BHP = 9,803 kW

II, ĐỊNH LƯỢNG CHO CÁC THIẾT BỊ GIẶT LÀ

1, Đối với máy giặt


a, Nhà nghỉ/ Khách sạn và khu nghỉ dưỡng


• Đối với khách sạn bình dân 1 giường/ phòng:

Lb/ giờ = 8lb/ ngày * số phòng * 7 ngày * % tỉ lệ sử dụng phòng / 40 giờ

• Đối với khách sạn bình dân 2 giường/ phòng:

Lb/ giờ = 14 lb/ ngày * số phòng * 7 ngày * % tỉ lệ sử dụng phòng/ 40 giờ

• Đối với khách sạn cao cấp hoặc khu nghỉ dưỡng 1 giường/ phòng: Lb/ giờ = 11 lb/ ngày * số phòng * 7 ngày * % tỉ lệ sử dụng phòng/ 50 giờ

• Đối với khách sạn cao cấp hoặc khu nghỉ dưỡng 2 giường/ phòng: Lb/ giờ = 20 lb/ ngày * số phòng * 7 ngày * % tỉ lệ sử dụng phòng/ 50 giờ

Với những cơ sở lớn hơn, cần tăng số lb do các khu vực như hồ bơi, spa, khu thể dục, khu vực tổ chức tiệc và/ hoặc khu vực ăn uống được sử dụng bởi cả khách hàng và những người không phải khách hàng. Đối với trường hợp này, sử dụng hướng dẫn sau:

• Các vật dụng của nhà hàng và khu tổ chức tiệc: 0,31 lb/ cover 5

• Áo choàng tắm: 1,2 lb/ phòng/ ngày

• Khăn tắm/ spa: tối đa 2lb/ món

* Nếu có 2 khách ở 1 phòng, số lb/ giờ được nhân theo tỉ lệ:

• Mức tăng khi 2 khách ở 1 phòng = 1 + 0.6 * tỉ lệ 2 khách ở 1 phòng Giả sử các thiết bị giặt là cần xử lí 1,2 – 1,5 đồ/ giờ

b, Nhà dưỡng lão


lb/ giờ = 50lb / giường/ tuần * số giường / 37,5 giờ

Công thức tính này đã bao gồm cả quần áo của bệnh nhân sử dụng mỗi phòng. Nếu số lượng bệnh nhân không ở thường xuyên cao hơn, hãy tăng khối lượng đồ mỗi giường mỗi tuần lên 60lb.

Giả sử các thiết bị giặt là cần xử lí 1.0-1.3 đò/ giờ

Đối với sự phân chia công việc, giả sử 60% cần là phẳng (ví dụ như ga trải giường), 40% cần sấy khô.

c, Nhà tù


lb/ giờ = 6lb/ ngày * số tù nhân * 7 ngày / 50 giờ

Giả sử các thiết bị giặt là cần xử lí 1.3 đồ/ giờ

d, Giặt là áo sơ mi/ giặt khô


lb/ giờ = ½ lb * số lượng áo mỗi ngày * 6 ngày / 40 giờ

Giả sử các thiết bị giặt là cần xử lí 1.2-1.5 đồ/ giờ

Trọng lượng sấy điển hình :

 Loại đồ
 Trọng lượng 
(lb)

 Loại đồ
 Trọng lượng
 (lb)
 Ga trải giường king-size  2,3  Quần cotton 1,3 
 Ga trải giường Queen-size  1,9  Áo cotton  0,7
 Ga trải giường đôi  1,8  Váy đồng phục 0,9 
 Ga trải giường đơn  1,5  Áo khoác (phục vụ nam)  1,4
 Vỏ gối  0,3  Tạp dề (phục vụ bàn)  0,1
 Khăn trải bàn (54”x54”)  0,7  Tạp dề (dạng yếm)  0,5
 Khăn trải bàn (54”x96”)  1,4 Tạp dề (phục vụ nữ)   0,4
 Khăn trải bàn (45”x45”)  0,5  Tạp dề (tại cửa hàng)  0,7
 Khăn trải bàn (64”x64”)  1,0  Áo liền quần, loại nhẹ  2,2
Bọc ghế tiệc (54”x120”)   3,0  Áo liền quần, loại chống cháy 2,8 
 Khăn ăn (20”x20”)  0,1  Áo khoác, phòng thí nghiệm  1,2
 Khăn tay (17”x26”)  0,2  Áo khoác  2,5
 Khăn tắm (24”x44”)  0,5 Áo choàng của bệnh nhân  0,6 
 Khăn lau (12”x12”)  0,1  Áo choàng phẫu thuật  0,9
Thảm tắm (Vải bông)   0,6  Đầu lau của gậy lau nhà  1,5
Thảm tắm (loại nặng)   1,4  Mũ lưỡi trai  0,1
 Chăn (84”x110”)  4,2  Găng tay cotton  0,5
 Khăn trải giường (84”x118”)  4,7  Găng tay canvas  0,8
Tấm đệm giường (60”x76”) 2,8 Tã lót trẻ em 0,06-0,12
Áo bà bầu (cotton) 3,3 Áo bà bầu (blend) 1,1
Áo bảo hộ khu vực đông lạnh 5,0 Găng tay 0,5-0,75
Khăn kéo (63”x99”) 1,2 Khăn lau bụi 36” 1,5
Áo phòng cháy chữa cháy 6,0 Quần phòng cháy chữa cháy 5,0
Găng  tay phòng  cháy  
chữa cháy (bằng da)
0,8 Mũ trùm đầu bằng nomex 0,2
Áo tại trạm cứu hỏa 1,0 Quần tại trạm cứu hỏa 1,5
Quần thể dục tại trạm cứu hỏa 8,0 Áo thể dục tại trạm cứu hỏa 1,3

2, Đối với máy sấy


Công suất của máy sấy nên lớn hơn công suất của máy giặt khoảng 1,2-1,4 lần. (VD: máy giặt 65lb thì sẽ yêu cầu máy sấy khoảng 75lb).

* Số lượng mẻ trung bình mỗi giờ: 
- Làm nóng bằng gas: 2

- Làm nóng bằng hơi: 1.5

- Làm nóng bằng điện: 1

Nói chung, công thức tính công suất máy sấy lớn hơn 1,2-1,4 lần công suất máy giặt chỉ áp dụng cho máy giặt có tốc độ quay cao (lực G trên 200G). Đối với máy giặt có tốc độ quay thấp hoặc trung bình (80-180G) thì công thức tính tỷ lệ công suất máy sấy/ máy giặt sẽ là 2:1. Do đó, máy giặt 50lb sẽ đi với máy sấy 100lb. Nếu một phần đồ sau khi giặt xong sẽ đem đi là ủi, có thể lựa chọn máy sấy có công suất nhỏ hơn.

Thời gian sấy 1 mẻ có thể tính bằng công thức sau:

KingMart-Cong-thuc-tinh-thoi-gian-say 

Trong điều kiện lí tưởng, cần phải mất khoảng 1,200BTU để làm bay hơi 1 pound nước. Vì hiệu suất của máy sấy không thể đạt 100%, nên chúng ta cần dùng 2,500 BTU/ lb để bù cho phần hiệu suất bị hao hụt.

Thông thường, tốt nhất nên có vỏ bọc cho máy sấy để phân tách nguồn không khí đầu vào. Điều này đặc biệt đúng nếu khu giặt là có điều hòa không khí hoặc một số thiết bị kiểm soát môi trường khác. Việc bọc lại máy sấy đem đến 2 lợi ích lớn:

• Máy sấy sẽ không sử dụng đến không khí được điều hòa làm mát ở trong phòng giặt là. Điều này giúp giảm chi phí vận hành, vì máy sấy không lấy không khí mát ở trong phòng để làm nóng nóng nó lên 160-180 độ.

• Giảm tới 80% phát xạ nhiệt. Có một nguyên tắc nhỏ là mỗi bề mặt tiếp xúc của máy sấy sẽ làm phân tán ra ngoài môi trường khoảng 2% lượng BTU. Do đó, nếu máy sấy không được bọc lại, sẽ có 5 bề mặt tỏa nhiệt ra môi trường (phần trước, sau, 2 mặt bên và phía trên). Tổng lượng BTU thoát ra là 10%. Bằng cách bọc lại, lượng nhiệt phát ra giảm xuống chỉ còn 2%.

Việc bọc lại máy cũng giúp giảm tiếng ồn từ các thành phần cơ học của máy sấy.

Có một vài nguyên nhân khiến vỏ bọc của máy sấy không phù hợp với máy, hãy thử phán đoán ra 10 tình huống. Khi bọc máy sấy, nên để lại đủ không gian cho các bộ phận ở phía sau máy. Quan trọng nhất, phải luôn cung cấp một đầu vào không khí với kích thước thích hợp. Có một nguyên tắc nhỏ cho ống khí là cần 1 inch2 cho 800 BTU nhiệt. Hãy kiểm tra thông lệ tại mỗi địa phương để đảm bảo chính xác các yêu cầu.

3, Làm nóng nước bằng gas


Để xác định số lượng nước nóng cần mỗi giờ:

Có một nguyên tắc tuyệt vời là mỗi pound công suất máy giặt sẽ dùng 2 gallon nước nóng mỗi giờ.

Xác định nhiệt độ của nước đầu vào, và trừ ra khỏi mức nhiệt độ nước nóng mong muốn để đạt tới mức tăng nhiệt độ.

Công thức:

BTU/ giờ = số gallon nước nóng mỗi giờ * 8.3 (lb/ gallon) * nhiệt độ tăng / 0.7 (hệ số hiệu suất)

• Ví dụ:

100 gallon/ giờ * 8.3 (lb/ gallon) *100˚F / 0.6 = 138,333 BTU/ giờ

Nếu làm nóng bằng hơi, chia cho 33,500 BTU/ BHP

Nếu làm nóng bằng điện, chia cho 3,413 để xác định định mức Kw

4, Máy làm nóng nước theo nhu cầu


Không khuyến khích sử dụng máy làm nóng nước theo nhu cầu cho máy giặt thương mại/ công nghiệp.

Các máy được trang bị các van đầu vào lớn, chảy với tốc độ cao (3/4” – 22gpm, 1” – 39gpm, 1-1/4” – 100gpm). Thời gian cấp nước có thể chậm hơn, nhưng thường sẽ không được chấp nhận, do máy thường cấp nước 5 lần mỗi chương trình giặt và thời gian cấp cực dài sẽ làm hỏng năng suất máy.

Lượng nước nóng cần dùng có thể gấp đôi công suất của máy mỗi giờ (máy 60lb sử dụng 120 gallon nước nóng mỗi giờ), tùy thuộc vào ngành (điều này đặc biệt đúng trong ngành chăm sóc sức khỏe).

Đối với mục đích lập kế hoạch, một máy giặt cửa trước sẽ tiêu thụ 2 gallon nước cho mỗi pound công suất của mỗi mẻ, khoảng một nửa trong số đó là nước nóng. Bạn có thể tính toán tối đa 1,5 chu kì mỗi giờ nếu máy có thể cấp nước và xả đúng như trong thiết kế.

5, Làm mềm nước


Cần xác định độ cứng của nước (nếu là 3 grain thì chấp nhận được, không cần làm mềm)

Xác định tổng số gallon nước được sử dụng mỗi giờ

Độ cứng grain * tổng số gallon * số giờ vận hành

• Ví dụ:

20 grain * 1000 gallon * 24h = 480,000 grain chất làm mềm

Hãy kiểm tra tốc độ chảy của nước làm mềm, đảm bảo rằng còn đủ lượng nước làm mềm cần thiết.

6, Tính toán về nén khí


Nên yêu cầu số feet khối/ phút (CFM) trên tất cả các thiết bị điều khiển khí.

Nên tính dư khoảng 25% CFM

Kích thước của bể nên lớn gấp 3-5 lần sản lượng CFM cần lưu trữ tính theo gallon.

• Ví dụ:

Yêu cầu 20 CFM + 25% = 25 CFM

Kích thước của bể sẽ là 75-125 gallon.

7, Tính toán về nồi hơi


Cần xác định tỉ lệ BHP trên từng thiết bị mà khi vận hành cần sử dụng hơi nước. Nếu biết được mức tiêu thụ hơi nước (thay vì BHP): hãy chia cho 34,5 để có số BHP.

Đối với các yêu cầu về số BHP, hãy tính thêm 10% tổng lượng nhiệt thất thoát/ bức xạ và chia cho 0.7 (điều này giúp nồi hơi không phải vận hành ở mức công suất tối đa, tránh tốn kém và làm hư hại nồi hơi).

8, Kích thước máng thoát nước


Cần xác định tổng số gallon nước sẽ được xả cùng một lúc bởi tất cả các thiết bị hiện có và sẽ có, tính theo mức nước lớn nhất của mỗi thiết bị.

Chia tổng số gallon cho 7.48 gallon/ feet khối để có được tổng số feet khối cần có.

• Ví dụ:

300 gallon / 7.48 = 40 feet khối (diện tích máng)

Độ sâu máng thường là 12 inch và chiều rộng là 14 inch

Vẫn trong ví dụ trên, giả sử một máng sâu 12 inch và rộng 14 inch:

14” * 12” = 168 inch2

168 / 144 (một feet2) = 1.166 feet2 (diện tích máng)

40 (số feet khối yêu cầu) / 1.166 = 34.3 feet (chiều dài máng)

Vì là máng thoát nước nên độ dốc của máng là ¼” mỗi feet tuyến tính đến cống thoát nước. Với các máng dài, độ dốc có thể giảm xuống còn 1/8” trên mỗi feet tuyến tính để không bị quá sâu.

9, Kích thước xe đẩy đồ


Cần chọn kích thước xe đẩy phù hợp với công suất cuả máy giặt vắt. Kết hợp xe đẩy với máy giặt giúp dễ dàng có được khối lượng của đồ bẩn mà không cần sử dụng đến cân. Dùng biểu đồ sau để tính toán kích thước xe đẩy:

Kingmart-Kich-Thuoc-Xe-day-do

Kích thước xe đẩy đồ tiêu chuẩn (tham khảo)

10, Yêu cầu về nhân công


Dùng các công thức sau để xác định số lượng nhân viên toàn thời gian cần cho mỗi lần giặt:

• Đối với máy giặt có công suất dưới 125 pound, cần 1 nhân viên toàn thời gian cho mỗi 50 pound công suất máy giặt.

• Với máy có công suất trên 125 pound, cần 1 nhân viên toàn thời gian cho mỗi 75 pound công suất máy giặt

Công thức trên chỉ mang tính chất tham khảo, ước tính, vì thực tế hiệu suất giặt là có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Tự động hóa, khả năng quản lí, các thiết bị hoàn thiện và các yếu tố khác đều có thể tác động đáng kể tới nhu cầu về nhân công. Trong trường hợp này, cần sử dụng tốt phán đoán của mình.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này !!!!

KingMart Laundry tập trung vào các dịch vụ sau:

- Tư vấn giải pháp thiết bị giặt là công nghiệp Nhập khẩu Eu, Korea, Mỹ, Italia, Turkey, Tây Ban Nha....

- Cung cấp nồi hơi, lò hơi nhập khẩu Hàn Quốc

- Cung cấp hóa chất giặt là, chất tẩy công nghiệp, hóa chất giặt ủi công nghiệp 

- Cung cấp dịch vụ lắp đặt và sửa chữa, bảo trì hệ thống giặt là công nghiệp.

~~~~~~~~~~~ Liên Hệ ~~~~~~~~~~

Công Ty Cổ Phần KingMart Việt Nam

Showroom : CN06 Khu công Nghiệp Từ Liêm, Từ Liêm, Hà Nội

HotLine : 0902 230 986